Phân tích thị trường để làm marketing như thế nào?
Phân tích thị trường là một trong những bước làm quan trọng hàng đầu trong các tiến trình làm marketing, Cốt lõi của phân tích thị trường chính là tìm ra các cơ hội cũng như các rủi ro của thị trường.
Việc phân tích thị trường hầu như là việc đau đầu của tất cả các doanh nghiệp từ nhỏ tới siêu lớn. Có những tập đoàn tầm cỡ như Yahoo, Nokia…, sụp đổ cũng vì phân tích thị trường chưa sâu sắc dẫn đến chiến lược kinh doanh lệch hướng.
Phân tích thị trường (Market Analysis) là bước đầu tiên trong quy trình marketing. Ở bước này chúng ta nghiên cứu và sàng lọc ra những thông tin quan trọng về thị hiếu và tiềm năng, những rủi ro liên quan tới sản phẩm chúng ta sẽ kinh doanh. Từ đó hình thành nên các chiến lược tiếp thị, chiến lược giá và options cho sản phẩm. Có thể phải thay đổi sản phẩm về tính năng hoặc đặc tính theo thị hiếu hoặc là sáng tạo khác biệt so với sự phổ biến đã có sẵn trong thị trường. Bây giờ tìm hiểu xem chúng ta nghiên cứu thị trường thì sẽ cần nghiên cứu những gì.
Phân tích cơ hội thị trường – Market Opportunity Analysis
Khi bạn làm marketing cho một sản phẩm mới, thì việc đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu là sản phẩm của mình khi ra thị trường có bán được hay không? Việc quan trọng nhất trong phân tích cơ hội thị trường là bạn phải tìm hiểu những thông tin toàn cảnh về ngành hàng, quy mô nguồn cung, nguồn cầu về sản phẩm. Để từ đó dự đoán được các cơ hội tiềm năng nhất để phân phối sản phẩm. Bạn cần phải tìm ra phân khúc có lợi nhất cho sản phẩm từ việc phân tích đối thủ lớn nhất họ đang làm gì và thị trường đang bị tác động bởi những rào cản nào.
Ví dụ bạn là doanh nghiệp về nông nghiệp, dự kiến công ty bạn đầu tư 1000 heta trồng thanh long, dự tính xuất khẩu sang Trung Quốc. Đấy là kế hoạch kinh doanh còn marketing thì sẽ nghiên cứu thị trường và chắc chắn là khi nghiên cứu bạn sẽ phải tìm hiểu một cách toàn vẹn các vấn đề từ cơ hội tới các rào cản, rủi ro. Ở tầm vi mô tới vĩ mô của nền kinh tế, ngành kinh tế cho đến các vấn đề chính trị, tôn giáo và văn hóa, rất cần có một góc nhìn toàn diện và chính xác.
Như trái thanh long thì ở đang được trồng khá nhiều tại Trung Quốc, với chất lượng và giá bán cạnh tranh hơn thanh long Việt Nam, kèm theo đó là chính phủ Trung Quốc cũng đang hỗ trợ nông dân của họ thì lúc này hoàn toàn bạn dự đoán được rằng tiềm năng ở hướng đi thị trường Trung Quốc này sẽ không nhiều cơ hội cho sản phẩm của bạn. Bạn cần tìm hiểu về thị trường khác mang lại cơ hội tiềm năng hơn và vững bền hơn hoặc ít nhất là bạn cần phải định hình được sẽ làm gì cho sản phẩm của mình nổi bật để khi tham gia vào thị trường Trung Quốc bạn được sự chú ý.
Phân tích thị trường gồm những bước làm quan trọng nào? 5 bước làm sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về phân tích các cơ hội thị trường:
1.Xác định các yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh của bạn.
2.Mô tả ngành và triển vọng về ngành
3.Phân tích đối thủ cạnh tranh
4.Tạo dữ kiện về thị trường mục tiêu
5.Dự báo về bán hàng.
– Phân tích rủi ro thị trường – Market risk analysis
Song song với việc bạn tìm kiếm các cơ hội tốt nhất trong thị trường để có thể tiếp thị thì việc quan trọng không kém chính là cần tìm hiểu tất cả các rủi tồn tại trong thị trường có thể là đang hiện hữu hoặc rủi ro nằm ở tương lai. Giống như việc xây nhà, bạn tìm kiếm được khu đất đẹp để xây dựng nhưng bạn cũng cần xem xét hàng xóm, vấn đề an ninh khu vực.
Chứ bạn xây nhà trên thế đất đẹp, sầm uất và đầy tiềm năng nhưng ở cạnh ngay nhà thằng nghiện, suốt ngày ở trạng thái trên mây vác dao sẵn sàng chém bất kỳ ai trong tầm mắt thì thật là quá nguy hiểm. Bạn sẽ sớm phải dọn ngay đi ! Phân tích rủi ro của thị trường cũng vậy, mọi cơ hội để tiếp thị tốt đẹp nhưng bạn cần phải xem xét các yếu tố dẫn tới rủi ro cho việc marketing của bạn. Tất cả mọi khía cạnh, không bỏ qua một yếu tố nhỏ nào.
Ví dụ bạn là chủ một chuỗi spa làm đẹp, trên thị trường đang rộ lên việc tiêm trực tiếp tế bào gốc vào da để tái tạo lại sắc tố da. Nếu như chỉ đơn giản là tìm kiếm cơ hội thị trường thì bạn sẽ đầu tư bài bản và công phu thủ thuật này cho spa của mình. Tuy nhiên rủi ro nằm ở chính phương pháp này chưa được một cơ quan pháp luật nào cho phép do chưa có kiểm nghiệm của bộ y tế. Chắc chắn một ngày cơ quan pháp luật sẽ tiến hành kiểm tra và ngăn cấm, xử phạt.
Đó chính là rủi ro nếu như bạn nắm được rủi ro bạn sẽ có cách làm khác đi ví dụ như thủ thuật này bạn liên kết độc quyền với một tổ chức quốc tế đã được cấp phép họat động tại Việt Nam cho thủ thuật tiêm trực tiếp tế bào gốc vào da. Điều đó sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy uy tín của mình lên cao cũng như hất chân các đối thủ ra khỏi thị trường bằng biện pháp khẳng định mình là đơn vị duy nhất được cấp phép hoạt động, tự động khách hàng sẽ tập trung về bạn. Hãy tin là chẳng ai gửi gắm rủi ro vào những chốn hoạt động chui nhủi, vô pháp vô thiên cả.
Lại một ví dụ khác, đặt giả thiết công ty bạn là hãng xe máy điện, đặt mục tiêu kinh doanh năm nay gấp đôi doanh số năm ngoái. Bằng biện pháp phân tích, thống và thăm dò thị trường bạn nhận thấy rằng doanh số xe máy điện của toàn ngành đang gặp phải thách thức lớn đó chính là xu hướng người dân đang ngày càng giảm lượng tiêu thụ xe máy điện thay vào đó là các loại xe tay ga, chạy xăng nhưng giá rẻ, phân khối thấp đang được ưa chuộng ngày một tăng và nó đang trở thành xu hướng. Đó chính là rủi ro, bạn cần quản trị để đề xuất đơn vị kinh doanh có chiến lược khác thay vì đi theo mục tiêu nhân đôi doanh số đồng nghĩa với việc trả gấp đôi tiền cho marketing.
Còn trong thực tế, bạn hãy xem case ngành thép Việt, rủi ro chính là việc bị Mỹ áp thuế rất cao. Những doanh nghiệp quản trị rủi ro tốt có lẽ sẽ nắm bắt nhanh vấn đề này từ sớm để nhanh chóng chuyển hướng sang các thị trường khác.
Để làm tốt việc phân tích rủi ro trong thị trường, bạn cần liệt kê ra các cơ hội, cơ hội nào cũng kèm theo thách thức. Thách thức chính là rủi ro. Còn gì hơn khi bạn quản trị được rủi ro để vượt qua thách thức? Marketing là một nghệ thuật, nghệ thuật ấy chỉ có giá trị khi bạn phản diện lại chính tác phẩm của mình. Nếu như vẽ tranh và bạn khen nó đẹp thì chắc chắn tác phẩm của bạn tầm thường nhưng khi bạn vẽ ra và bạn tự phản biện lại được những phần bạn cho là xấu thì chắc chắn bạn sẽ có những tác phẩm khác hay hơn.
Nguồn: Phúc Trần – Admin Digital Marketing Ctrl A
Trả lời